Trong môi trường công sở ngày càng cạnh tranh, các kỹ năng làm việc hiệu quả và tinh thần làm việc chuyên nghiệp là những yếu tố then chốt giúp mỗi nhân viên phát triển sự nghiệp. Tuy nhiên, một số lỗi cơ bản thường gặp có thể ảnh hưởng đến hiệu suất làm việc của nhân viên văn phòng hoặc thâm chí là ảnh hưởng đến tập thể và con đường thăng tiến. Hãy cùng tìm hiểu 11 lỗi cơ bản nhân viên văn phòng thường mắc phải và cách giải quyết để đạt được hiệu quả tối ưu trong công việc cũng như các mối quan hệ công sở.

Nói xấu đồng nghiệp

Nói chuyện tào lao trong giờ làm việc đã là chuyện không nên, huống hồ lại nói xấu đồng nghiệp. Một khi mọi chuyện vỡ lỡ thì bạn đỡ không được đâu. Vì người mà bạn tâm sự cùng để nói xấu người khác, chính là mối đe dọa lớn nhất đối với bạn sau này. Lúc mà người đồng nghiệp kia biết bạn nói xấu họ thì ít nhất bạn đã có 2 kẻ thù ngay tại văn phòng làm việc của mình.

Nói xấu đồng nghiệp
  Nói xấu đồng nghiệp

Giải quyết bằng cách vận dụng nguyên tắc: Đừng tùy tiện đánh giá một người, đặc biệt là khi không có họ. Bởi vì 80% xác suất những điều bạn nói sẽ được truyền đến tai người đó bằng một phiên bản khác.

Làm việc riêng quá nhiều

Khi bạn làm việc ở văn phòng các cuộc gọi điện chỉ nên liên quan đến công việc. Ở hầu hết các văn phòng nhân viên đều có những tương tác cá nhân trên điện thoại. Tuy nhiên nếu các cuộc gọi không liên quan đến công việc quá nhiều từ bạn bè, người thân thì bạn nên tự điều chỉnh. Đừng để đồng nghiệp hoặc quản lý nhắc nhở thì lúc đó bạn mới nhận ra cái sai nhé. Lời khuyên tương tự dành cho bạn nào nhắn tin riêng hoặc dùng mạng xã hội quá nhiều mà không liên quan đến công việc. 

Có tinh thần tập thể tốt là ví dụ chủ đạo về đạo đức nghề nghiệp

Tại nơi công sở, tinh thần tập thể rất quan trọng vì nếu bạn hoạt động riêng lẻ và chỉ tập trung vào bản thân mà không quan tâm tới người khác thì doanh nghiệp sẽ rất khó phát triển. Tinh thần đoàn kết rất quan trọng với những người có đạo đức nghề nghiệp.

Ăn mặc cầu thả

Khi đi làm bạn không nên trang điểm quá cầu kỳ hay ăn mặc quá lộng lẫy bắt mắt. Tuy nhiên bạn cũng không nên quá cẩu thả như giày dép bám bụi quá bẩn, quần áo nhăn nhúm không là hoặc có thể là mặc lại đồ chưa giặt (nghe qua mất thiện cảm quá phải không ạ). Bạn nên khắc phục ngay nếu không chỗ đứng trong văn phòng làm việc này bạn cũng sẽ đứng một mình mà thôi.

Ăn mặc cầu thả
Ăn mặc cầu thả

Nguyên tắc là gọn gàng lịch sự trước, sau đó bạn có thể cải thiện điều đó bằng chất liệu đồ mà bạn có điều kiện sử dụng.

Luôn gây phiền hà cho đồng nghiệp

Không ai muốn tiết lộ công việc riêng của mình hoặc bị làm phiền bởi những người xung quanh mình trong giờ làm việc cả. Vì vậy để không làm phiền người xung quanh bạn nên nói chuyện điện thoại với âm lượng vừa phải, tắt chuông điện thoại hoặc cười nói quá to. Nếu bạn làm sai nhiều lần mà để đồng nghiệp bực mình và nổi cáu thì chúng ta lại khó làm việc với nhau chỉ vì một lỗi sơ đẳng của bản thân.

Thể hiện bản thân luôn mệt mỏi

Khi mệt mỏi bạn không muốn làm gì. Các dấu hiệu uể oải, kêu ca, phàn nàn.. sẽ kiến đồng nghiệp của bạn mệt theo. Tất nhiên đôi lúc chúng ta sẽ mệt mỏi, cần được nghỉ ngơi hoặc đôi khi cần cả sự giúp đỡ của đồng nghiệp. Nhưng nếu không có vấn đề gì nghiêm trọng thì bạn đừng để họ bị lây lan cái tâm trạng mệt mỏi đó của bạn.

Thể hiện bản thân luôn mệt mỏi
Thể hiện bản thân luôn mệt mỏi

Bạn hãy hít thở sâu, có thể dùng một ly cafe hoặc cốc nước để tỉnh táo, lấy lại tinh thần và để văn phòng thấy bạn không chán nản mệt mỏi với công việc bạn đang làm.

Lạm dụng công nghệ

Bạn không nên lướt web, chơi game hay các hoạt động khác nhằm mục đích thư giãn quá nhiều trong giờ làm việc, nếu có thể thì hãy nói không. Bởi vì tốc độ và hiệu xuất công việc của bạn sẽ tố cáo bạn làm ảnh hưởng đến công việc chung và sớm muộn gì sếp bạn cũng sẽ biết.

Lạm dụng công nghệ
Lạm dụng công nghệ

Chuyên phàn nàn

Một nhân viên chuyên phản nàn thì được đánh giá là người ngại khó trong công việc hoặc bạn sẽ làm nhưng đòi hỏi thêm quyền lợi gì đó, tất nhiên được cấp trên đánh giá là tham lam hoặc phong thái làm việc kém, không nhiệt tình. Đây là một lỗi khá lớn và tất nhiên sẽ không có sếp nào giao việc gì quan trọng là một nhân việc như vậy.

Chuyên phàn nàn
Chuyên phàn nàn

Nịnh bợ

Nịnh bợ chắc chắn sẽ không giúp ai có chỗ đứng vững chắc. Khi sếp nhận ra chân tướng thì sẽ là lúc sếp không ưu ái, đồng nghiệp cô lập và số phận còn lại chắc bạn cũng đoán ra rồi phải không?

Nịnh bợ
Nịnh bợ

Buôn chuyện, tám chuyện quá nhiều

Hãy nhớ mục đích và nhiệm vụ chính của bạn khi đến văn phòng làm việc, những câu chuyện bên lề phải được giới hạn một cách tối đa. Thêm vì buôn chuyện, tám chuyện đôi khi là khởi nguồn cho nhiều mâu thuẫn ở nơi công sở. Ví dụ có ai muốn chia sẻ với bạn nghĩa là họ đặt niềm tin vào bạn. Vì vậy đừng đánh mất niềm tin đó bằng thói quen xấu của mình. Hoặc đôi khi họ biết bạn hay buôn chuyện, họ sẽ lợi dụng và ném cho bạn một câu chuyện để bạn đi rêu rao khắp nơi. Thì họa cũng chính từ thói quen đó của bạn mà ra cả đấy.

Buôn chuyện, tám chuyện quá nhiều
Buôn chuyện, tám chuyện quá nhiều

Chia bè kết phái đấu đá lẫn nhau

Một tập thể mạnh là một tập thể gắn kết nhưng bạn lại đang trong trạng thái:

Chia bè kết phái với những hành vi lôi kéo bè phái, gây chia rẽ, mất đoàn kết trong tổ chức, doanh nghiệp. Và thường chia bè kết phái là kết quả của mâu thuẫn, xuất phát từ các bất đồng về quan điểm, lợi ích. Và khi không hợp tác mà đấu đá lẫn nhau thì công việc chắc chắn không hoàn thành, cuộc sống cá nhân cũng vì đó mà đảo lộn. Các bạn nghĩ sếp sẽ để yên trong việc này sao? Tất nhiên là không. Nếu sếp không thu xếp được ổn cả đôi bên thì chắc chắn sẽ loại một bên và bạn chưa chắc là người được giữ lại với công việc.

Chia bè kết phái đấu đá lẫn nhau
Chia bè kết phái đấu đá lẫn nhau

Nói xấu sếp

Nếu bạn thông minh tới mức có thể thường xuyên đánh giá sếp của mình, và nếu sếp của bạn ngu ngốc tới mức anh ta xứng đáng bị chỉ trích nhiều đến thế, vậy tại sao bạn vẫn phải báo cáo với một gã ngốc nghếch như vậy?

Nói xấu sếp
Nói xấu sếp

Cho dù nói xấu sếp với lý do là gì thì bạn cũng sẽ gặp các trường hợp dưới đây:

– Trước hết bạn tốn thời gian

– Bạn tự hạ thấp chính mình

– Bạn làm ảnh hưởng tới uy tín công ty mình

– Bạn bị coi là một kẻ đạo đức giả

– Bạn đang thể hiện rõ mình là người thiếu dũng cảm

– Bạn đang gây ức chế cho chính mình và người khác

– Bạn sẽ không thể thăng tiến trong sự nghiệp của mình

Có một cách hết sức đơn giản giúp bạn có thể hạn chế được việc đưa ra những bình phẩm tiêu cực về người khác nói chung và về sếp nói riêng là: Trước khi nói ra điều đó, hãy hít thở thật sâu. Sau đó, bạn hãy tự hỏi mình 4 câu đơn giản sau: Lời nói đó có giúp gì cho công ty tôi không? Lời nói đó có giúp gì cho những khách hàng của công ty tôi không? Lời nói đó có giúp gì cho người đang nói chuyện với tôi không? Lời nói đó có giúp gì cho người mà tôi đang nói tới không? Nếu câu trả lời cho cả 4 câu hỏi đó là “Không, không, không và không” thì bạn cần hiểu rằng: Đừng nói ra điều đó.

Mọi sai lầm đều có thể sửa chữa nhưng đó là sai lầm khi bạn hướng đến những mục đích tốt đẹp. Hi vọng các bạn trong chúng ta ở đây không ai mắc phải những sai lầm cơ bản đáng tiếc này. Hi vọng các ban sẽ luôn phấn đấu, làm việc và hưởng thụ thật tốt công việc và cuộc sống của mình!